見出し画像

[Vietnamese] ENHYPENを読み解くキーワード ②さかさまの世界とカーニバル Từ khóa để đọc hiểu ENHYPEN ~ Phần 2: Thế giới đảo ngược và Carnival 

※本記事は2021年9月21日に公開した「ENHYPENを読み解くキーワード ②さかさまの世界とカーニバル」をベトナム語に翻訳したものです。
※Đây là bản dịch tiếng Việt của bài viết “ENHYPENを読み解くキーワード 〜②さかさまの世界とカーニバルđã được đăng tải vào ngày 21 tháng 9 năm 2021.


Người viết: EN-GAWA
Người dịch: m

------------------------------------------

Chúc mừng-Comeback (※1)
Chúc mừng-Kỷ niệm 1 năm
Chúc mừng-Khởi động DIMENSION season
Cả fandom ENGENE đều đang vô cùng hào hứng,
Còn tôi vì sao vẫn còn ở thời CARNIVAL nhỉ… Haha
Về chủ đề này, vì lý do nào đó mà tôi đã bảo lưu suốt 3 tháng trời. Nhưng tôi muốn thật thanh thản trước khi một season mới bắt đầu, nên bây giừo mới viết bài này đây.


Với một nghi vấn cực kỳ đơn giản.

Tại sao là BORDER, tại sao là Carnival, và tại sao lại là Đảo ngược.

Những gì tôi sắp viết dưới đây, sẽ không bao giờ là câu chuyện mà đại chúng có thể tiếp nhận.
Nhưng nếu có ai đang ôm mối nghi hoặc như tôi, thì mong rằng những điều này có thể trở thành gợi ý nào đó.



(Bài viết này là phần tiếp theo của một bài viết đã đăng trước đó ↓)


Lần trước, tôi đã viết về những suy nghĩ của mình đối với mối quan hệ giữa ENHYPEN và Shakespeare, nhưng có một từ khóa khác liên quan đến Shakespeare mà tôi chưa có thời gian nhắc tới.

Đó là "thế gii đo ngược" .


"Drunk-Dazed"
(Từ COMEBACK SHOW CARNIVAL)
Thiết lập stage đảo ngược trên dưới.Trong thời gian quảng bá album『BORDER:CARNIVAL』,trong ca từ hay MV, content đã xuất hiện chủ để “đảo ngược”.

Ở series BORDER mà đặc biệt là era CARNIVAL, tôi nghĩ có không ít người đã băn khoăn về việc nhóm đang bị cuốn vào sự “đo ngược”,
Tôi lại càng băn khoăn hơn nữa.

Vì lúc đó, tôi vốn đã biết rằng Shakespeare cũng rất say sưa với những sự nghịch đảo.
Tuy muốn bảo là tôi đùa thôi lol, nhưng đây lại là sự thật.

Hôm nay ta hãy bắt đầu từ đó nhé.


(※1)Tháng 9/2021, 6 thành viên, ngoại trừ Sunoo, đã nhiễm Corona nên phải tạm dừng hoạt động. Khi họ trở lại vào ngày 16 tháng 9, season “DIMENSION: DILEMMA” đã bắt đầu với việc phát hành “Intro: Whiteout” vào 0 giờ ngày hôm đó.




SỰ BÙNG NỔ ĐẦY BÍ ẨN THỜI TRUNG CỔ
“THẾ GIỚI ĐẢO NGƯỢC”

"BORDER:CARNIVAL"concept photo
(DOWN ver.)

“Thế gii đo ngược” là một phương thức biểu đạt rất phổ biến ở châu Âu thời trung đại, đặc biệt là trong lĩnh vực hội họa, văn học và kịch nghệ.
Shakespeare là một trong những nhà nghệ thuật chịu ảnh hưởng sâu sắc của nó.
( ※Shakespeare là một nhân vật trong thời kỳ đầu cận đại, nhưng đây được xem là trào lưu bắt đầu từ thời trung cổ.)

Nói đơn giản, nó đề cập đến những hiện tượng kỳ quặc khi lẽ thường và trt t b đo ln trong một tác phẩm.
Ví dụ như khi xảy ra s đo ngược l lùng về v trí hoc mi quan hệ, chẳng hạn như vua và người hầu đổi chỗ cho nhau, hoặc con người lại cõng ngựa, điều đó có nghĩa là "Thế giới đảo ngược" đang xảy ra.


Thứ xuất hiện trong khung cảnh siêu thực và hài hước ấy là một thiên đường dành cho kẻ yếu thế. Nói cách khác, đây là thứ hài đen (black comedy) ph nhn các chun mc và trt t xã hi, đng thi ma mai s ngu ngc ca con người.

“King Lear and the Fool in the Storm”
(Vua Lear và gã hề trong cơn bão) / William Dyce


“Thế giới đảo ngược" xuất hiện rất rõ nét trong các tác phẩm của Shakespeare, đặc biệt là "King Lear". Nhà vua sụp đổ, con gái phản bội, cỗ xe thì kéo ngựa, ăn tối vào buổi sáng, buổi trưa lại đi ngủ, thẩm phán và kẻ trộm đổi vai... Đó là hàng lot những sự nghch đo. Trong số đó, mấu chốt chính là cuộc đối đầu giữa nhà vua điên cuồng và gã hề nói lên sự thật.

Kent: “Có ai ở đó không?”
Gã hề: "Có, người trên và kẻ dưới của ngươi.
Tóm lại là Người khôn (gã hề) và Thằng ngu (Lear) đó.”


Thật buồn cười khi gã hề sắc sảo này dám thẳng thừng gọi King Lear là một tên ngốc rỗng tuếch. Ngay cả Lear cô độc và cuồng trí cũng lắng nghe những điều gã hề nói. Mối quan hệ mặt trong-bề ngoài này giữa nhà vua và gã hề là điểm nghịch đảo quan trọng nhất của câu chuyện.

Sau đó, gã hề này để lại một lời cay đắng và đột nhiên biến mất ở nửa sau. Vậy gã ta thực ra là thật? Hay là ảo nh?


“King Lear"(Shincho bunko)


Giống như khi Macbeth bắt đầu bằng cách hủy hoại hiện thực với lời thoại của một phù thủy, "Sch sẽ là ba bn, ba bn là sch sẽ", trong "Thế giới đảo ngược" của Shakespeare, ta sẽ nếm trải cảm giác kỳ lạ tựa như ranh giới giữa thc và hư đang bị bóp méo.

Cái nào là thực tế? Đâu mới là đúng? 

Khi mất phương hướng và chênh vênh, bản chất con người mới càng sáng tỏ. Rõ ràng, "thế giới đảo ngược" có thể vừa là triết học vừa là ma thuật, tùy thuộc vào cách bạn sử dụng nó.  …



CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA TẠI LỄ HỘI HÓA TRANG THỜI TRUNG CỔ?


Tôi chợt nghĩ, "Có lẽ điều này có liên quan đến việc ENHYPEN bị đảo ngược?", nên đã tra cứu nguồn gốc sự bùng nổ của việc nghịch đảo.
Thế rồi, chẳng mấy chốc tôi đã tìm đến lễ hội hóa trang của châu Âu thời trung cổ.

"The Festival of Fools" (Lễ hội của những kẻ ngốc)
Pieter Bruegel
The Festival of Fools như là nguyên mẫu của lễ hội hóa trang.Còn được xem là nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư.


Vậy lễ hội hóa trang là gì?

Theo phong tục kiêng ăn thịt kéo dài 40 ngày trong Mùa Chay, trước lễ Phục sinh. Lễ hội hóa trang (Carnival) là khoảng thời gian được tổ chức với mục đích ăn thịt và vui chơi thỏa thích trước khi bắt đầu Mùa Chay.

Điểm đặc biệt nhất của lễ hội hóa trang thời Trung cổ là ở đó sẽ diễn ra những cuộc cuồng hoan mà tạm thời sẽ đo ln nhng lẽ thường và quy tc ca xã hi.

Trong thời gian này, trt t sẽ sp đổ, và chỉ có say sưa chè chén, ngôn từ khiếm nhã, tình dục phóng túng, đảo ngược giới tính/địa vị, đập phá hủy hoại... và còn đầy những thứ sẽ bị liệt vào mục cấm sóng khác... Đây thực sự chính là không gian có thể sản sinh ra bất kỳ thứ gì.

Và trung tâm của nó là FOOL = nhng chú hề khiến mọi người phát cuồng bằng các màn trình diễn quá khích không kiêng sợ thần thánh của họ.

Cũng giống như gã hề trong "King Lear", những chú hề vào thời điểm đó được coi là một sự tồn ti thn bí, va là nhà hin triết li va là k ngc, thậm chí còn được phép chỉ trích nhà vua.

Họ đã đảo lộn thế giới khi Lễ hội hóa trang bắt đầu. Những người có địa vị cao bị tước bỏ mọi quyền lợi, còn quần chúng thì được giải phóng khỏi xiềng xích vô hình. Những ham muốn bị kìm nén được dịp bùng nổ, và mt thế gii lệch lc không có luật lệ xuất hiện. Con người thì say sưa với chốn thiên đường ngắn chẳng tày gang.

Phong tục này đã kéo dài hàng trăm năm, rồi dần dần biến mất vào cuối thời Trung cổ dưới ảnh hưởng của cuộc cải cách tôn giáo.

Tuy nhiên, “thế giới đảo ngược” đã thấm nhuần trong các tác phẩm nghệ thuật đa dạng gắn liền với trí tưởng tượng của các nghệ sĩ, đã vượt thời gian và mang đến cho chúng ta nhiều nhận thức cũng như những nghi vấn.
Nói cách khác, vạn vật sẽ không hiện nguyên hình nếu ta không nhìn chúng từ hướng ngược lại. Và tự hỏi liệu những điều mình đang thấy có phải là sự thật chân chính?


"THẾ GIỚI ĐẢO NGƯỢC" XUẤT HIỆN TRONG BORDER


BORDER
──Đó là làn ranh chia thế gii thành hai nửa.
Làn ranh đó tồn tại ở khắp mọi nơi và nơi nào có ranh giới thì luôn có một thế giới đảo ngược.


Given-Takenー BORDER: DAY ONE

"Giữa hàng loạt mũi tên định mệnh, ta đối mặt với đường chân trời trong ta"
"Ta sẽ lật đổ thế giới" "Kết nối hai thế giới"

Hai thế gii được tạo ra bởi một làn ranh duy nhất. Đó có thể là bn thân ca quá kh - bn thân ca sau này, hay bn thân ca hin ti - bn thân ca tương lai, và là ánh sáng - bóng ti bên trong mà ta đã phải nhiều lần đối đầu giữa những tháng ngày nghiệt ngã.
Hình ảnh CARNIVAL xuất hiện trong một khoảnh khắc khi “lật ngược thế giới” cũng đầy ý nghĩa (Như spoil vậy lol).


Let Me In (20 CUBE)ー BORDER: DAY ONE

Enha xanh và Enha đỏ… Một diễn biến đầy bí ẩn khi hai nhóm thiếu niên mang đến ấn tượng tương phản nhau đã xuất hiện đổi chỗ cho nhau. Màu xanh và màu đỏ thường xuất hiện trong MV khác cũng là biểu tượng cho giá trị quan đối lập. Chúng có khuynh hướng sẽ xuất hiện những khi xảy ra xung đột hay hỗn loạn.


Outro: Cross the Lineー BORDER: DAY ONE

“Days like a flipped carnival
Where up is down and down is up
And life is mixed with death”
“If I wake from dreamless sleep
May tomorrow begin like a dream”
(“Những ngày như lễ hội hóa trang lộn ngược 
Lên là xuống và xuống là lên, sống và chết lẫn lộn”
“Nếu tôi thức dậy từ giấc ngủ không mộng mị
Có thể ngày mai sẽ bắt đầu như một cơn mơ”)

Có rất nhiều trích dẫn từ "Hamlet", và nửa sau chồng chất nội dung của một lời thoại dài bắt đầu bằng "Tôi nên sống hay tôi nên chết?" Đoạn độc thoại đan xen giữa sống và chết, mơ và thực đó, dường như gợi ý rằng các thiếu niên trong câu chuyện đang ở trong vòng lặp của sự sống và cái chết.


Intro : The Invitationー BORDER: CARNIVAL

Dựa trên Sonnet 146, chủ đề là xung đt gia th xác và tâm hn. Tức là, “Vùng đất nổi loạn lấp lánh bên ngoài là vẻ hào nhoáng, một nơi có thể bán chút thời gian phù du để mua niềm lạc thú” có nghĩa là sự sng, và “thế giới đảo ngược” chính là cái chết.



Drunk-Dazedー BORDER: CARNIVAL

"Trong một thế giới không có luật lệ
Tất cả mọi thứ đều bị đảo lộn”
“Vượt qua ranh giới và gọi tôi
Mọi thứ thay đổi, mọi thứ sụp đổ"

Bài hát này tái hiện một không gian hn lon cuộn xoắn trong lễ hội hóa trang của thời Trung cổ = thi khc hn lon và nguy him khi ranh gii gia thc và hư tr nên mơ hồ. Sự hỗn loạn khi thế giới bị đảo ngược qua BORDER, hỗn loạn khi hai thế giới kết nối với nhau. Và đích đến khi rời khỏi đó, là một chuẩn mới mới được trải ra.


  ********************

Trên đây là một vài “thế giới đảo ngược” xuất hiện trong các bài hát của ENHYPEN mà tôi đã chọn ra.
Nhưng trong lúc đó, tôi chợt nghĩ. 
Phải chăng HYBE đang cố để cho ENHYPEN sắm vai vai chú hề tại lễ hội hóa trang?


Jungwon khoe card Joker ở địa điểm
COMEBACK SHOW CARNIVAL.


“Chú hề”
Đứng giữa trật tự và hỗn loạn, tỉnh táo và điên rồ, là sự tồn tại đảo lộn thế giới và xoá bỏ mọi ranh giới.
Và cũng có thể được gọi bằng cách khác ví dụ như là “trickster”.


Trong những câu chuyện thần thoại trên khắp thế giới, đôi khi động vật và con người được mô tả theo hướng hài hước với những cảnh huống s dng trí tu tùy cơứng biến ca mình đ thoát khi nguy him hoc đánh la nhng k thù hùng mnh. Những nhân vật như vậy được gọi là “Trickster”. Mặt khác, những nhân vật thần thoại được cho là đã mang lại trật tự và văn hóa cho thế giới loài người được gọi là “Anh hùng văn hóa”, và những trickster cũng có những đặc điểm như vậy. Đặc đim ca Trickster là t do luân chuyn gia các thế gii nh nguyên như trt t và hn lon, văn hóa và t nhiên, thin và ác, đng thi mang đến s linh hot để thúc đẩy tiến triển cho những tình huống căng cứng.

Từ “Trickster” - Bách khoa toàn thư Mypedia


Trickster là hình tượng thần thoại của các chú hề.
Bằng cách kết ni các thế gii khác nhau, t do đến và đi, họ là chất xúc tác để thay đổi tình huống. Một nhân vật láu cá có th va là k ngc va là đấng cứu thế.
Nó cũng là một trong những nguyên mẫu quan trọng trong học thuyết về tâm lý học Carl Jung - thứ không thể tách rời khỏi các ý tưởng của HYBE.

Nếu thật sự là ENHYPEN, thì phải chăng có thể hiểu rằng đó là dự báo “rồi đây họ sẽ tạo nên phép lạ.” ?



Từ lâu nay tôi luôn cảm thấy rằng Bang PD đang nghiêm túc cố gắng thay đổi thế giới, và riêng tôi nghĩ qua cặp mắt khó tính đó,  ENHYPEN đã được chọn như một đối tác đặc biệt. Có lẽ rằng hệ thống đầy khắc nghiệt của I-LAND đã được dựng nên cho mục đích đó.

Có thể đây sẽ là một hoạt động vượt khỏi phạm vi của ngành công nghiệp này. Bạn sẽ tưởng tượng được điều đó nếu thử nghĩ về cách BTS để lại những ảnh hưởng đến thế giới thông qua “LOVE YOURSELF”. Đó chỉ là một ví dụ, còn điều mà ông ấy hướng tới còn nhiều hơn thế nữa.

Việc chuyển đổi từ BIG HIT sang HYBE, những nội dung đã định sẵn trong bản sắc công ty, và những chi tiết tạo nên ENHYPEN, tôi chỉ có thể thấy như thể tất cả chúng đều được chuẩn bị cùng một lúc cho hành trình dài sắp bắt đầu.(※2)

Có lẽ các thành viên luôn được hỏi liệu họ đã sẵn sàng để xông vào giữa cơn bão hay chưa. Tất nhiên các chàng trai ấy sẽ trả lời là YES. Khi còn đang chưa rõ điều đó có nghĩa là gì.

Tôi thích cách quyết tâm thuần khiết đó luôn luôn được tràn ngập như vậy.


[Bổ sung] Về ý nghĩa của chú hề

 Giống như các lễ hội đảo lộn trật tự hàng ngày giữa nam nữ hay giai cấp, và nhằm mục đích tạo ra cái gọi là "thế giới đảo ngược", những chú hề sắm một vai trong đó cũng sẽ có nét đặc trưng là sự mơ hồ toàn diện, ví dụ như tính á nam á nữ.  Loại trang phục kệch cỡm được gọi là motley (áo hề) chính là thứ tượng trưng cho tính nhập nhằng của các chú hề. Họ xuất hiện quanh ranh giới của các phạm trù phân lập thế giới đời thường thành hai nửa, khi thế giới co cụm lại thành một giá trị quan thống nhất, thì phe có giá trị quan bị áp bức sẽ cười nhạo và tấn công thế giới đó. (Lược bớt)
 Hoặc ta có thể nói,  ở một mức độ sâu sắc hơn thì những chú hề là đại diện cho phần sức sống vô thức bị kiềm nén của con người. Nói cách khác, đó là biểu hiện cho Es (động lực bản năng, hay còn gọi là id) hay Nguyên lý tiêu khiển trong tâm lý học Freud, và là Archetype (nguyên mẫu) trong tâm lý học Jung. Khi văn hóa cố gắng trấn áp khía cạnh khiếm nhã về thể xác của con người để ưu tiên cho trí óc, thì chú hề xuất hiện để mang ra những thứ xác thịt bị đè nén đó và đóng vai trò như một mối “đền bù” cho sự cứng nhắc của văn hóa.

Trích từ "Chú hề" - Bách khoa toàn thư Nipponica

(※2) Ngày 31/3/2021, Bit Hit Entertainment đã đổi tên công ty thành HYBE. Trong HYBE:NEW BRAND PRESENTATION, đã giải thích về việc làm mới thương hiệu (rebranding) trên quy mô lớn cùng với chuyển sang multi-label. HYBE có nghĩa là “Kết nối, Mở rộng, Quan hệ”.


   ********************


[SPIN-OFF KỲ NÀY]
BORDER VÀ BRUEGEL


Thực ra tiêu đề ban đầu của bài viết lần này là "Thế giới đảo ngược và Bruegel".
Tôi thực sự muốn viết câu chuyện về ông bác Bruegel này. Nhưng vì khó khăn đủ điều nên đành xếp nó vào mục bonus.

Ông ấy là một họa sĩ hoạt động cùng thời với Shakespeare, và là người vẫn luôn được nhắc kiểu “Nếu nói về thế giới đảo ngược thì phải nhắc tới Bruegel”.
Ông có một tác phẩm nổi tiếng tên là “Netherlandish Proverbs” (Tạm dịch: Tục ngữ Hà Lan) liên quan đến thế giới đảo ngược, nhưng lần này tôi sẽ giới thiệu một tác phẩm khác vì nó có liên quan đến Lễ hội hóa trang.

“The Fight Between Carnival and Lent” (1559)
(Trận chiến giữa Hội hè và Chay tịnh)

Để nguyên thì hơi khó nhìn nên tôi phóng to một phần.

Ông bác mập bên trái tượng trưng cho l hi Carnival, còn bà cô gầy bên phải tượng trưng cho Mùa Chay. Như đã đề cập đến nguồn gốc của Lễ hội hóa trang, Mùa Chay là thời kỳ kiêng thịt diễn ra sau Lễ hội hóa trang. Nói cách khác, bức tranh này khắc họa xung đột giữa hưởng lc kh hnh. Việc sử dụng màu đỏ và xanh lam cũng có ý nghĩa riêng, tôi sẽ tạm bỏ qua chuyện đó ở đây, nhưng tôi nghĩ dường như khi họ chế tác series BORDER, tác phẩm của ông ấy cũng đã đưa đến nhiều gợi ý...

Bởi Bruegel vốn đã có mối liên hệ với HYBE,

Là vì ​​ông đã xuất hiện trong một phân cảnh rất quan trọng, trong một MV nọ của tiền bối nọ.
(Chuyện này sẽ bàn vào lần sau)


Thế giới của Bruegel và HYBE lại thực sự ăn khớp với nhau... lol



Nhân tiện, có thể có khá nhiều người không biết đến tên Bruegel, nhưng tôi nghĩ sẽ có rất ít người chưa từng nhìn thấy bức tranh này.

“The Tower of Babel” (1563) (Tháp Babel)

Đây là tác phẩm tiêu biểu của Bruegel, miêu tả câu chuyện nổi tiếng về một người đàn ông cố xây dựng tòa tháp chạm tới thiên đường và bị Chúa nổi giận.

Mặc dù đề tài này thường được sử dụng như lời cảnh báo cho sự kiêu ngạo và phép ẩn dụ cho những kế hoạch bất thành, nhưng cũng có quan điểm cho rằng "The Tower of Babel" của Bruegel hướng tiêu điểm vào "những thách thức của con người".
Tôi thì thích cách hiểu đó hơn. Có thể điều đó nghe thật ngu ngốc và liều lĩnh, nhưng chẳng phải những người quyết chí xây nên những viên gạch nhỏ để biến ước mơ của họ thành hiện thực cũng thực đáng quý hay sao?

Đó là lý do tại sao tôi nghĩ tòa nhà đổ nát trước mặt họ chính là Tháp Babel của Bruegel.


Những chàng trai quyết tiến về phía trước mà không sợ thất bại trước các thử thách đầy liều lĩnh.
Mỗi lần nhìn ánh mắt họ lặng lẽ hướng về tòa thành này, là bấy nhiêu lần lồng ngực tôi lại bừng cháy.



Các bạn ấn nút ❤️ ngay bên dưới bài viết thử nha, sẽ có thứ thú vị xuất hiện đó!

Mọi người đọc xong hay để lại comment ở bài đăng trên facebook của m nha. Link:https://t.co/rCAQKCI9sO


この記事が気に入ったらサポートをしてみませんか?