見出し画像

【翻訳】グェン・アイ・クオックと幾外侯クォン・デの関係についての考察

原題:Tìm hiểu mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc và Kỳ ngoại hầu Cường Để
より翻訳。途中まで自力翻訳、途中からClaude3に交代しています。
元記事の図面は転載していません。図面のキャプションも一部省略してあります。途中の写真はクオン・デ公と特に関係ありません。

Kỳ Ngoại hầu Cường Để (1882-1951) nguyên tên là Nguyễn Phúc Dân là một nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Về gia thế, ông là cháu trực hệ của hoàng tử Cảnh, tức là cháu đích tôn 6 đời của vua Gia Long (do hoàng tử Cảnh mất sớm, ngôi vua truyền về ngành thứ 2 của hoàng từ Đảm, tức vua Minh Mạng). Vì là dòng dõi chính thống trong hoàng tộc nên nhiều nhà ái quốc như Phan Bội Châu đã có kế hoạch liên lạc với gia đình ông để lập lại ngôi vua, thay cho vua Khải Định vì vị vua này hợp tác với thực dân Pháp. Năm 1906, ông trốn sang Nhật và cùng với Phan Bội Châu cổ động phong trào Đông Du. Là một hoàng thân nhà Nguyễn, ông có tư tưởng quân chủ lập hiến và nhận làm người lãnh đạo Việt Nam Phục quốc Đồng minh hội.
幾外侯クォン・デ(1882-1951)・本名グェン・フック・ザンは20世紀初頭のベトナムの革命家の一人だ。家系について言えば、彼はカイン皇子の直系、すなわち嘉隆帝の6代目の嫡孫となる(カイン皇子が若くして無くなったため、王位は第二系のダム皇子、すなわち明命帝の家系へ移された)。正統な王族の家系であったが故に、ファン・ボイ・チャウのような多くの愛国者が、フランス植民地政府と協力していたカイディン帝に代わってクォン・デ侯を帝位に就けるため、侯の家族と連絡を取る計画を立てた。1906年、クォン・デ侯はファン・ボイ・チャウと共に密かに日本へ渡り、東遊運動の働きかけを行った。彼はグェン王朝の一人の皇族という身でありながら立憲君主思想を持ち、越南復国同盟会の領袖を務めた。

Từ lúc Cường Để gặp Phan Bội Châu lần đầu tiên cho đến khi nhà trí thức yêu nước bị bắt giam bởi thực dân Pháp, ông vẫn luôn bị che khuất bởi cái bóng quá lớn của Phan Bội Châu. Chính vì lẽ đó nên khi Phan Bội Châu bị giam cầm tại Việt Nam, Cường Để, lúc này đang sống lưu vong tại Nhật Bản đã hoàn toàn mất quyền kiểm soát đối với tổ chức do ông và Phan Bội Châu lập ra.

クォン・デ侯がファン・ボイ・チャウと最初に出会った頃からこの愛国的知識人がフランス植民地当局に捕縛投獄された時期まで、クォン・デ侯はファン・ボイ・チャウの巨大な影に常に隠れた状態だった。このような理由においてファン・ボイ・チャウが監禁されたとき、このとき日本で流亡生活にあったクォン・デ侯は彼とファン・ボイ・チャウが設立した組織における統制力は完全に失われていた。


Ngoài việc dựa dẫm quá nhiều vào Phan Bội Châu, Cường Để cũng đã quá ngây thơ khi hoàn toàn tin tưởng vào ý nghĩ chính phủ Nhật Bản thời bấy giờ sẽ ra sức giúp Việt Nam dành lại độc lập. Ông đi từ tây sang đông, từ nam ra bắc, vượt nửa vòng trái đất, thăm vô số quốc gia để tìm kiếm một mạnh thường quân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Không một ai chịu chìa tay ra để giúp một đất nước ở một nơi xa xôi, hoặc nếu có giúp thì cũng chỉ là một phần nhỏ cho kế hoạch của Cường Để. Vị Hoàng thân cuối cùng cũng phải quay lại Nhật Bản, nơi ông sẽ sống cho đến cuối đời mình.

ファン・ボイ・チャウに非常に大きく依存していたのみならず、当時の日本政府がベトナムを助けるために助力してくれて再び独立を手にできるという考えを完全に信じていた頃のクォン・デ侯は非常に幼かったとも言えるだろう。ベトナム民族独立のための孟嘗君(古代中国戦国四君の一人。他者をよく助ける人、の意)を探し求めて、彼は西から東、南から北へ地球の半周以上も飛び回り無数の国家を訪れた。遠く離れた一国を援助するために手を差し伸べるような者はみつからず、あるいは援助する者がいたとしても、それはクォン・デ侯の計画の小さな一部分にタイしての者でしかなかった。この皇族は、結局は彼が生涯を過ごすことになる日本に戻らざるを得なかった。

Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Cường Để đã có những liên hệ với Nguyễn Ái Quốc. Trong số những tài liệu đã được giải mật của mật thám Pháp có một bức thư của Cường Để gửi cho Nguyễn Ái Quốc và những báo cáo, nhận xét của toàn quyền Đông Dương về mối quan hệ này. Ngoài ra còn có thêm hồi ký của Hoàng Nam Hùng (thành viên Phục quốc Đồng minh hội của Cường Để) nói về sự liên lạc giữa Nguyễn Ái Quốc và Cường Để. Chúng tôi cung cấp các tài liệu để bạn đọc có thể hiểu thêm về con người của Hoàng thân Cường Để.

自分の革命活動において、クォン・デ侯はグェン・アイ・クオックに連絡を取っていた。複数の機密が解かれたフランス密偵の資料の一つにクォン・デ侯がグェン・アイ・クオックに宛てた手紙と、フランス領インドシナ総督が両者の関係を報告・講評した物がある。それ以外にも、ホアン・ナム・フン(クォン・デ侯のベトナム復国同盟会のメンバー)による、グェン・アイ・クオックとクォン・デの間の連絡について言及した回想録も存在する。私たちは、皇族クォン・デ侯の人物について読者諸氏の理解を増進するため、資料を提供する。

Tài liệu 1: Thư của Cường Để gửi cho Nguyễn Ái Quốc do Lâm Đức Thụ (đặc vụ Pinot) sao lại cho mật thám Pháp. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia hải ngoại Pháp: Báo cáo số 645, ngày 11/1/1932 – Phái bộ Noel, Đặc vụ Pinot.

資料1:クォン・デ侯がグェン・アイ・クオックに宛てた手紙で、ピニョーのスパイだったラム・ドゥック・トゥ(林徳樹)により複製されたもの。フランス海外文書館蔵:1932年1月1日報告645号。Noel派遣団・Pinot特務(訳注:自信ありません)

Bản dịch tiếng Pháp một lá thư viết bằng tiếng Trung (hay tiếng Nhật?) của Nguyễn Phúc Dân, tức Cường Để, gửi đến Nguyễn Ái Quốc vào ngày 17/12/1931.

1931年12月17日、グェン・フック・ザンことクォン・デがグェン・アイ・クオックに中国語(あるいは日本語?)で書かれた一枚の手紙をフランス語の翻訳

“17/12/1931
Kính gửi đồng chí Nguyễn Ái Quốc,
Tôi vừa mới được nghe tin rằng ông đang ốm nặng ở Hồng Kông, và thông tin này khiến tôi vô cùng lo lắng.
Tôi xin phép gửi kèm theo lá thư này 300 yen để ông dùng làm chi phí chữa bệnh. Hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt: Ông cần có sức khỏe để còn phục vụ Tổ quốc.
Chúc ông mau chóng khỏe lại.
Phúc Dân”

「1931年12月17日
拝啓、グェン・アイ・クオック同志
私は貴君が香港にて重い病に臥しておられると聞き及んだばかりで、大変心配しております。
貴君の治療に役立てていただくための費用として、この葉書に300円を添付させていただくことをお許しください。どうかご自愛ください。祖国へ奉仕するためには貴君のご健康は不可欠でありましょう。
速やかにご回復なさることを願っております。
福民」


Chúng ta biết rằng thời điểm năm 1931 thì Nguyễn Ái Quốc đang bị lao tù, bị bệnh cần tiền để chữa trị. Cường Để đã không ngần ngại gửi cho Nguyễn Ái Quốc 300 Yên (trong khi ông được trợ cấp 250 Yên / tháng). Số tiền này có lẽ không đến được tay Nguyễn Ái Quốc nhưng qua đó ta cũng thấy được tấm lòng của ông. Trong thư ta thấy Cường Để rất quý trọng Nguyễn Ái Quốc, xem sức khỏe của Nguyễn Ái Quốc là cần cho sự nghiệp của Tổ quốc. Đó là một tấm chân tình không gì có thể hơn được.

私たちは1931年という年が、グェン・アイ・クオックが囚われ病に冒され、治療のための費用を必要としていたことを知っている。クォン・デ侯はグェン・アイ・クオックに太子ためらうことなく300円を送金した(可能な時は、毎月250円を援助していた)。この金は恐らくグェン・アイ・クオックの元には届かなかったであろうが、この事実を通して私たちもクォン・デ侯の心情を感じることが出来る。手紙を通して、我々はクォン・デ侯がグェン・アイ・クオックを大変に尊敬し、その健康が祖国独立事業にとって欠かせないと考えていたことを実感する。それは何物にも代えがたい真心であった。

Tài liệu 2: Thư của Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier ngày 19/1/1932 gửi cho Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp về lá thư Hoàng thân Cường Để gửi cho Nguyễn Ái Quốc và mối quan hệ giữa hai người. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia hải ngoại Pháp.

資料2:仏領インドシナ総督ピエール・パスカルが1932年1月19日、皇族クォン・デがグェン・アイ・クオックに宛てた手紙と2人の関係について、フランス植民地省長官に宛てた手紙。フランス海外文書館蔵。

“Cơ quan An ninh đã sở hữu tài liệu, bản dịch có đính kèm theo, đó là một bức thư gửi từ Nhật Bản cho Nguyễn Ái Quốc của Hoàng thân Cường Để.

「治安機関は資料を入手いたしました。翻訳が続きに添付されております。その資料とは皇族クォン・デがグェン・アイ・クオックに日本から宛てた一通の手紙のことです。

(注:ここからClaude3に交代)


Người sau này luôn duy trì quan hệ thân tình ít nhiều với những người An Nam ở hải ngoại, với bất kỳ đảng phái nào, và do đó không có gì ngạc nhiên khi ông gửi bức thư này và trợ cấp cho lãnh đạo của Đảng Cộng sản An Nam, càng sớm càng tốt, sau khi biết anh ta là một tù nhân và bị bệnh ở Hồng Kông. Tóm lại, quá trình này chỉ là một thủ đoạn của kẻ giả danh và nó hoàn toàn phù hợp với tinh thần đoàn kết của tất cả những người theo chủ nghĩa dân tộc An Nam ở hải ngoại.

後者は、海外のアンナン人とは、どの党派であれ、多かれ少なかれ親密な関係を維持しており、したがって、彼が香港で囚人となり病気になったことを知るやいなや、できるだけ早くこの手紙を送り、アンナム共産党の指導者を支援したことは驚くべきことではありません。つまるところ、このプロセスは詐欺師の策略に過ぎず、海外のすべてのアンナム民族主義者の連帯精神に完全に合致しているのです。

Điều cần đặc biệt lưu ý về tư liệu này là địa chỉ của Cường Để trong lá thư chính là địa chỉ nhà riêng của ông Inukai (88 Yotsuya Minami-machi, Tokyo) – Chủ tịch hiện tại của Hội đồng Bộ trưởng Nhật Bản.

Chính phủ Toàn quyền từ lâu đã biết về những mối quan hệ bí mật của vị hoàng thân bị trục xuất, chẳng hạn như với một số chính trị gia người Nhật hay với vị chính khách này – cá nhân ông đã luôn cảm nhận được ở Nguyễn Ái Quốc một sự ân cần, mến khách, từ rất lâu trước khi người này nổi lên trong chính trường. Hoàng thân Cường Để không chỉ tìm sự giúp đỡ ở Nhật, mà còn được hỗ trợ dưới nhiều hình thức khác nhau đem lại cho ông một khoản tiền lương khoảng 250 yen/tháng.

この資料で特に注目すべき点は、手紙に記されたクオン・デの住所が、現在の日本の内閣総理大臣である犬養氏の自宅の住所(東京四谷南町88番地)と同じであることです。

総督府は、亡命中の王子の秘密の関係、例えば日本の政治家との関係や、この政治家個人が、グエン・アイ・クオックが政界で頭角を現す遥か以前から、グエン・アイ・クオックに対して親切で歓待的な態度を示していたことを、長い間知っていました。クオン・デ王子は日本に助けを求めただけでなく、さまざまな形で支援を受け、月額約250円の給与を得ていました。

Với tình hình như hiện tại, tôi cho rằng nên nhắc ông chú ý đến những điều này, đặc biệt là việc Hoàng thân Cường Để viết địa chỉ cá nhân của mình là nhà riêng của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – anh rể của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mới.

Cũng phải nhớ rằng chính phủ Nhật Bản hiện đang nắm giữ trong tay kẻ muốn giành ngai vàng Trung Hoa, Hoàng đế Phổ Nghi và đại diện của nhánh lập pháp mà vốn chưa bao giờ chịu từ bỏ các yêu sách đối với ngai vàng An Nam. Chúng ta phải tự bảo vệ mình trước tất cả các rủi ro có thể xảy ra, nhưng chẳng phải những chính sách hòa giải như vậy sẽ khiến ta tự hỏi rằng quan điểm dài hạn của chính phủ Nhật Bản trên bàn cờ Viễn Đông là gì? Liệu ông có suy đoán giống tôi rằng với các phỏng đoán về Viễn Đông hiện tại, những thông tin này có thể sẽ thu hút một sự quan tâm nhất định của Bộ Ngoại giao Pháp?”

現状では、これらのこと、特にクオン・デ王子が自分の個人的な住所として内閣総理大臣(新外務大臣の義理の弟)の私邸を記していることに注意を喚起する必要があると考えます。
また、日本政府が現在、中国皇帝の地位を狙う者、溥儀帝と、アンナムの王位の主張を決して放棄しなかった立法部門の代表者を手中に収めていることも忘れてはなりません。我々はあらゆる起こりうるリスクから自分自身を守らなければなりませんが、このような宥和政策は、日本政府の極東における長期的な見通しは何なのかと自問せずにはいられません。私と同様に、現在の極東情勢を考えると、この情報はフランス外務省にとって一定の関心を引くものではないでしょうか。」

Tài liệu này cho thấy chính quyền thuộc địa Pháp đã tổng hợp những thông tin tình báo trên các địa bàn như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam về động tĩnh của hai nhà cách mạng này rất chặt chẽ. Người cung cấp thông tin cho giới chức Pháp chắc hẳn phải là người biết rõ, hay tiếp xúc gần gũi với họ (chẳng hạn như Lâm Đức Thụ). Đồng thời nhà cầm quyền Pháp bày tỏ mối lo ngại trước việc nhà cầm quyền Nhật dung túng cho các nhà cách mạng Việt Nam.

この資料から、フランスの植民地政権が中国、日本、ベトナムなどの地域で、この2人の革命家の動向に関する諜報情報を非常に綿密に収集していたことがわかります。フランス当局に情報を提供した者は、間違いなく彼らをよく知っていたか、彼らと近い関係にあった者(例えばラム・ドゥック・トゥなど)に違いありません。同時に、フランス当局は、日本当局がベトナムの革命家たちを容認していることを懸念していました。


Tài liệu 3: Trích trong hồi ký “Năm mươi năm cách mạng hải ngoại” của Hoàng Nam Hùng, xuất bản tại Sài Gòn năm 1959

資料3:ホアン・ナム・フンの回顧録「海外における50年の革命運動」(1959年サイゴン出版)からの抜粋

“Chúng tôi ở Quảng Châu nghe tin người Anh lên án ông Nguyễn Ái Quốc một cách bất công, lập tức anh em vận động phương tiện báo chí Trung Hoa để cực lực phản đối trước dư luận quốc tế. Liền đó ban chấp hành Trung ương gửi giác thư cho chính phủ Anh Cát Lợi để phản kháng về hành động của họ.

Những tin đó làm sôi nổi dư luận quốc tế, nên chính phủ Anh Cát Lợi đã đòi bản án cũ bị bị hủy bỏ, và ra lệnh cho nhà cầm quyền Hương Cảng bãi bỏ dự định trao ông Nguyễn Ái Quốc cho người Pháp, nhưng chỉ áp dụng biện pháp trục xuất mà thôi. Nhờ có như thế ông Nguyễn Ái Quốc được nằm điều trị ở bênh viện Hương Cảng thêm một thời gian ba tháng nữa, thêm vào nhà cầm quyền Anh lại cấp cho ông một số tiền là 30 đô la Hồng Kong một tháng.

Ông có biên thư cho tôi để gửi lời cảm ơn sự tranh đấu của Việt Nam quốc dân cách mệnh đảng và yêu cầu tôi nhân tiện chuyến đi sang Nhật sắp tới nói với cụ Cường Để xin cụ đề nghị chính phủ Thiên Hoàng cho phép ông được cư trú trên đất Nhật”. (Tr 159)

「広州にいた私たちは、イギリス人がグエン・アイ・クオック氏を不当に非難しているという情報を聞いて、すぐに中国のメディアを動員して国際世論に強く抗議しました。そして中央執行委員会は、イギリス政府に抗議の書簡を送りました。

これらのニュースは国際世論を沸騰させたため、イギリス政府は旧判決の取り消しを要求し、香港当局にグエン・アイ・クオック氏をフランス人に引き渡す計画を中止するよう命じましたが、国外追放措置のみを適用しました。そのおかげでグエン・アイ・クオック氏は香港の病院でさらに3ヶ月間療養することができ、イギリス当局からは月30香港ドルの金額が支給されました。

彼は私に手紙を書いて、ベトナム国民革命党の闘争に感謝の意を表し、次に日本に行く予定なので、その機会にクオン・デ氏に会って、グエン・アイ・クオック氏が日本に一時的に居住できるよう天皇政府に提案してほしいと頼みました。」(159ページ)

Sau đó ông Hoàng Nam Hùng sang Nhật gặp Cường Để, ông viết tiếp:

その後、ホアン・ナム・フン氏は日本に行ってクオン・デ氏に会い、次のように書いています。

“Tôi yên lòng ở lại ít lâu nữa trên đất Nhật để cố tìm hiểu lấy sự cải tiến của một dân tộc hồi thịnh vượng. Nhân đó nhớ đến lời ông Nguyễn Ái Quốc trước đây có nhờ tôi chuyển đệ lên cụ Cường Để, để xin Chính phủ Nhật cho ông được tạm thời cư trú ở đây.

Cụ Cường Để có đem nguyện vọng này trình bày lên Chính phủ Nhật. Nhưng ít lâu sau phúc thư của họ trả lời là nhà đương cục Nhật, không thể nào chấp thuận cho một nhân vật Cộng sản vào trên đất của họ được”. (Tr 172)

「私は繁栄する国民の進歩について知ろうと、もう少し日本に滞在することにしました。その際、以前グエン・アイ・クオック氏から私に頼まれていたことを思い出しました。クオン・デ氏に伝えて、彼が日本に一時的に滞在できるよう日本政府に要請してほしいというのです。

クオン・デ氏はこの要望を日本政府に伝えました。しかし、しばらくして、日本当局からの返事は、共産主義者を日本の土地に入れることはできないというものでした。」(172ページ)

Nhằm tránh mạng lưới truy nã gắt gao của Pháp và Tưởng Giới Thạch, Nguyễn Ái Quốc đã có ý định lánh sang Nhật một thời gian. Nguyễn Ái Quốc đã nhờ Cường Để tác động với Chính phủ Nhật để xin cư trú. Nhưng dưới áp lực của Pháp và lại có thỏa thuận với Nhật từ trước nên chính phủ Nhật đã từ chối. Trong một bức thư của tòa đại sứ Pháp ở Tokyo ngày 19/7/1933 gửi ông Tani (Cục trưởng Cục châu Á, Bộ ngoại giao Nhật) đã yêu cầu Nhật theo dõi chặt chẽ Hoàng thân Cường Để và làm tê liệt những toan tính chống Pháp của ông, đồng thời nhắc nhở nhà đương cục Nhật là ông thường xuyên che chở cho những người cộng sản nguy hiểm (Việt Nam – Nhật Bản giao lưu văn hóa / Vĩnh Sính xuất bản năm 2001, trang 264).

フランスと蒋介石の厳しい追跡網を避けるため、グエン・アイ・クオックはしばらく日本に身を隠すつもりでした。グエン・アイ・クオックはクオン・デに頼んで、日本政府に居住許可を働きかけてもらいました。しかし、フランスからの圧力と、以前から日本との協定があったため、日本政府は拒否しました。東京のフランス大使館が1933年7月19日に日本外務省アジア局長の谷氏に宛てた書簡では、クオン・デ王子を厳重に監視し、彼の反フランス的な企みを無力化するよう日本に要請し、同時に日本当局が危険な共産主義者(ベトナム - 日本文化交流 / ヴィン・シン著、2001年発行、264ページ)を常に保護していることを思い出させました。

Gần nửa thế kỷ, bước chân không mỏi trên hành trình qua bao nhiêu nước, huy động mọi khả năng có thể để phục quốc, đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, mà mộng lớn không thành, nhưng Kỳ ngoại hầu Cường Để vẫn xứng đáng là một nhà yêu nước nhiệt thành. Khi lập nên tổ chức Việt Nam Quang phục hội, ý định của Kỳ ngoại hầu như lời ông tâm sự, là nhằm mục đích lật đổ chính quyền bảo hộ của Pháp, khôi phục độc lập cho Tổ quốc. Tên gọi ấy, nhằm liên hiệp nhiều phần tử, đoàn thể ái quốc, chỉ lấy mục đích chung là phục quốc, không phân biệt chủ nghĩa. Tuy lập trường chính trị có một số hạn chế, nhưng Hoàng thân Cường Để đã không ngần ngại che chở những người cách mạng đã xả thân vì nước. Vì vậy việc đánh giá, nhìn nhận lại cuộc đời ông cần có một cái nhìn khách quan hơn ■

半世紀近く、多くの国々への飽くなき旅の足跡の中で、祖国を取り戻し、外国の侵略者を国境から追い出すためにあらゆる可能性を動員したものの、大志は成らず、それでも畿外侯クオン・デは、情熱的な愛国者としてふさわしい存在でした。彼がベトナム光復会を設立したとき、公爵の意図は、彼自身が語ったように、フランスの保護政権を打倒し、祖国の独立を回復することを目的としていました。その名称は、愛国心のある多くの人々や団体を結集し、共通の目的である祖国の光復のみを掲げ、主義主張の違いを問わないことを意図していました。政治的立場にはいくつかの制約がありましたが、クオン・デ王子は、祖国のために身を捧げた革命家たちを躊躇なく保護しました。したがって、彼の人生を評価し、再認識するためには、より客観的な見方が必要なのです

 

この記事が気に入ったらサポートをしてみませんか?